Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Hiện nay

Xu hướng thiết kế nội thất nhà ở theo phong cách hiện đại đang rất phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Phong cách này dễ được mọi người chấp nhận bởi sự hợp lý về công năng và thẩm mỹ.

Thăm biệt thự giàu nhất của nữ tỷ phú nước Mỹ

Hãy cùng chiêm ngưỡng khu biệt thự tọa lạc trên diện tích hơn 9.900m2 của nữ tỷ phú giàu nhất nước Mỹ.

Thiết kế ngoại thất với các lối nhỏ sân vườn

Lối vào vườn tuy rất nhỏ, cũng không quá dài nhưng nó góp phần làm phong phú thêm cảnh quan và thể hiện cá tính của gia chủ.

Trang Trí Phòng Khách Theo Phong Thủy Cho Ngày Tết.

Phòng khách là không gian chung và là nơi diễn ra nhiều nhất các hoạt động chào đón năm mới, ngày Tết trong ngôi nhà của bạn.

Lựa chọn "thời trang" cho ngôi nhà của bạn

Các vật liệu để hoàn thiện ngôi nhà được xem như là "quần áo" của ngôi nhà, để có một ngôi nhà đẹp như ý thì việc chọn vật liệu như thế nào là cả một vấn đề.

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Năm Ất Mùi 2015, bố trí nội thất theo hướng nhà như thế nào?

Mỗi ngôi nhà có hướng cụ thể, năm nay nhận được sao này chiếu, năm khác có sao khác hợp vào. Nó sẽ nhận được những năng lượng tích cực hoặc tiêu cực .

Mỗi năm qua đi, vũ trụ thay đổi, tinh tú thay đổi, vị trí của các chòm sao này thay đổi theo một quỹ đạo nhất định. Vì thế, với mỗi ngôi nhà có hướng cụ thể, năm nay nhận được sao này chiếu, năm khác có sao khác hợp vào. Nó sẽ nhận được những năng lượng tích cực hoặc tiêu cực .
Để giúp gia chủ chủ động hơn trong việc đón lành tránh dữ cho ngôi nhà của mình, dưới đây là những tư vấn cụ thể về bài trí đồ đạc nội thất cho từng hướng nhà trong năm mới Ất Mùi:
Năm Ất Mùi 2015, bố trí nội thất theo hướng nhà như thế nào? (1)
ĐỒ HÌNH PHI TINH NĂM ẤT MÙI 2015
·        Nhà hướng Bắc:Đón năng lượng số 8 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Bát Bạch.
Năng lượng mang số 8 là năng lượng tốt nhất trong năm Ất Mùi, vừa là dòng năng lượng chủ đem đến mọi sự thuận lợi, may mắn trong năm cho tài lộc đặc biệt về điền trạch… Để giúp những dòng năng lượng này tăng trưởng tốt trong ngôi nhà, nên sử dụng đôi câu đối trước cửa nhà, viết trên nền giấy đỏ, treo đèn lồng đỏ, trang hoàng ngày tết với những quả cầu thủy tinh, đồ vật làm bằng đá hoặc gốm, đặt bể cá cảnh hoặc ang nước nhỏ trước sảnh để kích thích nguồn năng lượng này…
·        Nhà hướng Tây Nam: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Ất Mùi sẽ đón sao Cửu Tử mang dòng năng lượng số 9.
Năng lượng mang số 9 là một trong những cát tinh chủ về học vấn, sự nổi danh, văn chương. Để nghinh đón cát tinh này sao cho phát huy hết tác dụng, nên treo đèn trang trí rực rỡ, đèn lồng hoặc đèn nhấp nháy khuyến khích sử dụng và những cây hoa tươi tắn để kích thích, tăng cường nguồn năng lượng tốt lành này.
Năm nay thái tuế cũng nằm cung Tây Nam nhưng vẫn có thể động thổ tốt vì có sao Cửu tử là vượng khí trấn tại cung này. Năm ngoái Thái Tuế và sao Bát Bạch đồng cung tại cung phía nam nên một số chung cư có trục hướng Nam- Bắc bán rất tốt như khu Times city hoặc Hòa Bình Green City chẳng hạn.
·        Nhà hướng Đông: Trong năm Ất Mùi sẽ nhận dòng năng lượng số 1, tức sao Nhất Bạch trong phong thủy cổ truyền.
Năng lượng mang số 1 là dòng năng lượng tốt, đặc biệt lợi về học hành, bằng cấp, thi cử, những chuyện tình duyên, giao lưu họp mặt trong công việc… Nên treo chuông gió bằng đồng hoặc một bể cá trong phòng khách ngay nơi cửa ra vào để tăng cường năng lượng khu vực này. Nơi phòng khách, khoảng không gian đầu tiên khi bước vào nhà có thể bài trí giàn nhạc, bộ đàn piano để kích hoạt mạnh hơn dòng năng lượng tích cực này.
·        Nhà hướng Đông Nam: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Ất Mùi sẽ đón sao Nhị Hắc mang số 2.
Năng lượng mang số 2 là ngôi sao không tốt, bất lợi về sức khỏe, dễ mang đến những xích mích, cãi vã, chỉ lợi cho đàn bà, không lợi thế cho đàn ông… Nên đặt những pho tượng mang tính tín ngưỡng bằng kim loại tại khu vực gần cửa nhà hoặc treo xâu tiền xu, treo chuông gió đồng cũng hóa giải bất lợi và tăng cường năng lượng tốt cho khu vực này.
·        Nhà hướng Tây Bắc: Đón năng lượng số 4 hay theo khoa Phong thủy là sao Tứ Lục.
Năng lượng mang số 4 là dòng năng lượng tích cực, chủ về văn chương, thi cử, học vấn, danh tiếng … Trong năm Ất Mùi nên sử dụng những đồ vật trang trí chứa nước nhỏ hay những tấm thảm màu xanh nước biển trải trước cửa phòng khách để tăng cường thêm những nguồn năng lượng tốt cho căn nhà của mình.
·        Nhà hướng Tây: Trong năm Ất Mùi sẽ chịu tác động của năng lượng số 5, tức Ngũ Hoàng trong môn phong thủy.
Năng lượng mang số 5 là dòng năng lượng tiêu cực nhất của năm, sao này chủ về tai nạn, hao tài tốn của lại đem tới nhiều điều kém hên trong làm ăn. Cho nên, đối với nhà cửa hướng Tây trong năm Ất Mùi nên Nghi Tĩnh bất nghi động giữ tránh đập động thổ, chặt cây lớn, đập phá… Tuy nhiên, trong năm Ất Mùi, Ngũ Hoàng rơi vào hướng Tây cũng không phát tác quá mạnh mẽ, trước cửa nhà chúng ta nên treo chuông gió 6 ống rỗng, làm bằng đồng là tốt nhất hoặc đặt cặp nghê trước cửa hay treo xâu tiền kim loại cổ giúp hóa giải những dòng năng lượng xấu này.
·        Nhà hướng Đông Bắc: Đón năng lượng số 6 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Lục Bạch.
Năng lượng mang số 6 là dòng năng lượng tốt, chủ về chức danh, quyền bính, có thiên hướng thuận lợi trong hành pháp, mang lại nhiều cơ hội cho thăng quan tiến chức trong năm Ất Mùi. Trong năm 2015 nên ưu tiên sử dụng những đồ vật màu vàng trong phòng khách của căn nhà hoặc có thể dùng đôi Voi đồng, Ngựa đồng, Kỳ hưu hoặc bằng đá đặt trước cửa để nghinh đón những dòng năng lượng tốt lành này.
·        Nhà hướng Nam: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Ất Mùi sẽ đón sao Thất Xích mang dòng năng lượng số 7.
Năng lượng mang số 7 là dòng năng lượng thiên hướng xấu trong năm Ất Mùi, chủ đem lại sự xung đột trong gia đình, trộm cắp vặt, tốn của…. Vì vậy nên hạn chế gây động đến hướng Nam để tránh tạo ra những ảnh hướng xấu tới từ nguồn năng lượng ở khu vực này gây ra. Trong năm 2015 ưu tiên dùng những đồ vật màu đỏ trong phòng khách của căn nhà hoặc có thể dùng bể cá cảnh nhỏ nuôi 1 con cá màu đen đặt trước sảnh nhà để hóa giải dòng năng lượng này.
(cafef)

Năm 2014 - Ồ ạt thâu tóm dự án bất động sản

Dự kiến hoạt động M&A bất động sản trong năm tới sẽ tiếp tục tăng. Các tập đoàn lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cùng các "ông lớn" trong nước sẽ tạo nên một sân chơi mới.

Bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng với cả những tập đoàn lớn từ nước ngoài cũng như các “ông lớn” trong lĩnh vực BĐS trong nước. Khi thị trường BĐS suy thoái, giá trị tài sản xuống thấp, đó cũng là thời điểm nhiều tập đoàn lớn đi “săn” dự án trùm mềm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc đang có “cửa sáng” như hiện nay, hoạt động M&A dự án lại càng diễn ra sôi động.
Trong một báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam cho thấy, các công ty trong nước vẫn chiếm lĩnh thị trường người đi mua dự án (63% thị phần), và cũng có tới hơn một nửa thị phần của bên bán là công ty trong nước.
Với các nhà phát triển dự án bất động sản nước ngoài thì các tập đoàn lớn từ Thái Lan, Hoàn Quốc đang là thế lực nổi bật nhất, còn các công ty của Singapore như Keppel, Mapletree, Capitaland hay Ascott đang ngày càng đẩy mạnh hoạt động của mình.
Nhiều tập đoàn lớn đang đẩy mạnh thâu tóm dự án trong thời gian gần đây như thương vụ Metro Cash & Carry của Berli Jucker từ Thái Lan (877 triệu USD), Daibiru từ Nhật Bản mua lại phần văn phòng tòa nhà Corner Stone từ VIBank (60,1 triệu USD), Tập đoàn Creed Group của Nhật cũng đã thâu tóm hàng loạt dự án của Năm Bảy Bảy, trong đó sở hữu phần lớn dự án City Gate Tower, hợp tác 50% 2 dự án khác là NBB Garden III và NBB Garden II,…
Bên cạnh các tập đoàn lớn từ nước ngoài ngày càng đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển dư án tại Việt Nam thì các “ông lớn” trong nước cũng không kém tỏ rõ thế lực của mình. Trong đó, nổi bật vẫn là Vingroup.
Trong năm qua, Vingroup liên tục công bố những thương vụ mua lại cổ phần của các doanh nghiệp lớn về BĐS trong nước, khác với năm 2013, Vingroup là người thực hiện 2 giao dịch ở phía người bán. Đáng chú ý, trong năm 2014 Vingroup đã thâu tóm thành công dự án Thành Phố Xanh hơn 17ha tại  Mỹ Đình 1 bằng cách mua 99% cổ phần chủ đầu tư dự án này là CTCP BĐS Hồng Ngân; Sở hữu chuỗi bán lẻ Oceanmark và đổi tên thành Vinmark khi mua lại cổ phần Ocean Retail,...
Bên cạnh đó, nhiều thương vụ khác cũng đã giao dịch thành công như dự án Đông Nam (tp.HCM) do Him Lam mua lại từ Hoàng Anh Gia Lai trị giá 1.050 tỷ, -Hà Nội, Licogi 16 bán lại dự án Skypark Residence (Cầu Giấy, HN) cho Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa trị giá 285 tỷ; Hải Phát cũng đang thâu tóm khu đất 5000m2 mặt đường Nguyễn Xiển, với dự án tháp đôi 27 tầng, quy mô 450 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 1000 tỷ…
Những “ông lớn” khác cũng đang chạy đua thâu tóm các dự án bất động sản tại Hà Nội. Mới đây, cũng đã có thông tin Tân Hoàng Minh đang quan tâm mua một dự án lớn trên đường Đại Cồ Việt; Tập đoàn BRG rót vốn vào khách sạn Thắng Lợi…
FLC Group cũng tỏ ra là một thế lực lớn khi trong khoảng 1 năm qua công ty này đã tiến hành thâu tóm một loạt dự án. Sau khi bỏ 300 tỷ mua lại dự án Alaska Garden City (Đại Mỗ, Từ Liêm, HN) vào cuối 2013, đến giữa năm 2014 FLC lại bất ngờ công bố bỏ ra 198 tỷ để thâu tóm dự án 36 Phạm Hùng (5000m2) từ Hải Phát để đầu tư phát triển một tổ hợp chung cư cao cấp 38 tầng có quy mô khoảng 500 căn hộ tại đây;
Không dừng lại ở đây, dự án The Lanvender (Hà Đông) có quy mô thiết kế 41 tầng nổi, 4 tầng hầm cũng vừa chính thức về tay FLC.
Tại thị trường Tp.HCM, Novaland cũng đã khấy động thị trường với một loạt thương vụ được công bố. Trong đó đáng chú ý là việc đơn vị này mua lại 3 dự án với tổng mức đầu tư 3700 tỷ, gồm Lexington Residence (quận 2), Icon 56 (quận 4) và Galaxy 9 (quận 4). Các dự án này Novaland phát triển phân khúc căn hộ từ 1,3 tỷ đến 2 tỷ đồng mỗi căn.
Theo Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư công ty Savills Việt Nam chia sẻ: “Thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ chuyển nhượng các dự án phát triển nhà ở, bao gồm phân khúc căn hộ, bất động sản gắn liền với đất và khu dân cư. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến các tài sản đang hoạt động với tỷ suất sinh lợi ổn định và rủi ro thấp.”
Cũng theo nhận định của ông Khương thì các tập đoàn lớn từ Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn chiếm phần lớn các hoạt động M&A trong hai năm qua, dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, là các công ty từ Singapore và Đài Loan ở phân khúc nhà ở và văn phòng. Dự kiến sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động ở hai phân khúc này trong năm 2015.

Người giàu đi thuê nhà

Người giàu có nhà cho thuê, chứ sao lại đi thuê nhà? Câu chuyện sau đây cho thấy cuộc sống muôn màu xung quanh, như lát cắt thật phong phú trên đời.
Người giàu đi thuê nhà
Ông Nhu là một Việt kiều Thụy Sỹ. Cách nay 40 năm, ông đi du học tại quốc gia này, sau đó ở lại làm việc. Từng đó năm tích cóp ở xứ người, ông Nhu có một số vốn kha khá. Ông lấy bà vợ người bản xứ, nhưng 2 người đều thống nhất không có con. Sống với nhau trên 20 năm thì vợ chồng ông ly hôn. Ông Nhu về Sài Gòn sinh sống, còn vợ cũ của ông thỉnh thoảng qua Việt Nam chơi, thăm ông như 1 người bạn thân. Họ bình yên trong tuổi già!
Ở Sài Gòn, ông Nhu chỉ có vợ chồng người anh trai. Anh ông Nhu thuê 1 căn hộ tại quận 5, còn ông Nhu thuê 1 căn nhà nửa phố nửa biệt thự tại quận 2.
Có lần, tôi ghé qua nhà ông Nhu chơi, thấy ông trang hoàng căn nhà thuê vô cùng đẹp đẽ. Số tiền ông bỏ ra để sửa chữa và trang trí lên tới gần 400 triệu đồng. Tất cả khách mời bữa ấy đều ngạc nhiên vô cùng. Ai cũng thắc mắc, tiền đặt cọc thuê nhà 6 tháng, tiền thuê nhà hàng tháng, cộng thêm tiền sửa chữa nhà thuê cho đúng ý muốn, ông Nhu có thể mua được 1 căn hộ tươm tất ở quận 2. Vì sao ông không mua, mà lại đi thuê cho phí tiền và cuối cùng thì cũng không phải là nhà của mình?
Ông Nhu nghe mọi lời thắc mắc, chắc đã quen tai, nên chỉ cười cười. Sau khi mời tất cả bạn bè lên trên sân thượng sạch sẽ và đẹp đẽ để nghe nhạc, ông nói, sở dĩ ông không muốn mua nhà, vì căn nhà mua rồi như “cục nợ”. Muốn thay đổi nhà cũng chẳng thể dễ dàng. Chưa kể, phải bỏ ra cả khoản tiền lớn cùng một lúc, cũng không phải là bài toán hay.
Tuy nhiên, chuyện tiền chưa phải là yếu tố quyết định để ông Nhu chỉ muốn thuê nhà. Trước đây, vợ chồng anh trai ông đã từng mua 1 căn hộ chung cư 2,6 tỷ đồng. Lúc mới tới, thấy sự tiện nghi của căn hộ, cả hai rất ưng ý. Nhưng ở rồi mới thấy có sự bất tiện không hề nhỏ: chỗ phơi đồ của căn hộ nhỏ xíu, chỉ phù hợp với các gia đình có loại máy giặt sấy luôn. Đặc biệt, nếu phơi chăn mền thì thua! Chỉ có cách mang loại đồ này ra bên ngoài để thuê giặt cho khỏe. Vậy là 2 ông bà này lại phải nhờ Ban quản lý chung cư bán dùm căn hộ để ra chỗ khác ở. Thời điểm 3 năm trước, việc mua bán nhà đất bị đình trệ. Rao bán cả năm trời mới có người hỏi tới, rồi cũng phải vài tháng sau nữa mọi việc mới hoàn tất. Từ lúc ấy, vợ chồng anh trai ông Nhu “sợ” không dám mua nhà. Hai ông bà chỉ đi thuê. Nếu nơi nào ở được tốt thì thuê lâu, nơi nào không tốt thì chuyển ngay.
Ông Nhu về nước, vào đúng dịp thấy vợ chồng anh trai đang xất bất xang bang với việc bán nhà, nên dù có số vốn rất khá, nhưng cũng nhất quyết không chịu mua nhà. Ông Nhu đã chuyển nhà tới 3 lần vào 2 năm đầu tiên sau khi về Sài Gòn định cư. Lúc thì căn nhà bị thấm dột; lúc thì hàng xóm kém văn minh; khi thì con đường dẫn vào nhà bị ngập nước. Cứ mỗi khi phát hiện ra khuyết điểm của căn nhà, thì ngay lập tức ông Nhu tính tới việc hết hợp đồng sẽ trả lại cho gia chủ.
Tới khi ông Nhu kiếm được căn nhà thuê khá ưng ý tại quận 2, hợp đồng dài tới 5 năm, thì ông quyết định bỏ tiền ra để sửa chữa căn nhà cho ưng ý.
Vì sống một mình, lại rảnh rỗi, nên ông Nhu bay đi Thái Lan mua đồ dùng, mua đồ trang trí về bày biện trong nhà. Từng góc sân, từng góc cầu thang cũng được ông Nhu chăm chút như căn nhà của chính mình.
Ông tính, trong 5 năm, nếu đi ở khách sạn thì chẳng được tận hưởng sự riêng tư, lại cũng không rẻ hơn. Còn mua nhà thì mỗi khi không vừa ý, sao có thể ngày một ngày hai chuyển nhà! Chưa kể, người chủ nhà cũng rất biết điều, thỉnh thoảng ghé qua chơi hỏi han xem ông có cần gì để giúp đỡ. Đôi khi, họ ngồi với nhau uống vài ly rượu cho cuộc sống tươi đẹp, bàn luận chuyện Đông Tây kim cổ, thật sự tri âm tri kỷ.
Những ngày tôi đi học nghiệp vụ báo chí, có một thầy giáo người Thụy Điển đã cho rằng, những gì mua được bằng tiền, nghĩa là điều đó đều rất rẻ. Nếu chất lượng cuộc sống đích thực được tạo dựng bằng tiền bạc, thì hãy nên đón nhận nó. Đừng băn khoăn là của ta hay của người!
Đinh Thu Hiền (ĐTCK)

Mua, thuê nhà đất: Những cuộc đấu trí

Thị trường BĐS Hà Nội những ngày cuối cùng của quý IV sôi động hơn hẳn cùng kỳ năm trước. Ở rổ hàng trung - cao cấp, sản phẩm mới “ra lò” hoặc còn trong dự kiến bàn giao rộn ràng từ nội đô ra các cửa ngõ Thủ đô. Nhịp độ giao dịch phân khúc thuê mặt bằng kinh doanh cũng nóng không kém.
Với giới đầu cơ, Home City Trung Kính hay FLC Complex 36 Phạm Hùng thuộc đối tượng “trọng điểm”. Trong khu vực thổ cư cho thuê kinh doanh, vài địa bàn thuộc diện GPMB của đường sắt đô thị trên cao đang có diễn biến phức tạp.
Đau đầu môi giới
Mảng cho thuê nhà đất ở Hà Nội hiện chứng kiến hai thái cực vận động trái ngược nhau. Thông tin tham khảo từ một số đơn vị tư vấn ngoại cho thấy nhiều diện tích văn phòng lớn, thuộc hạng cao cấp - kèm tiện ích tốt, vị trí trung tâm hoặc tiệm cận vành đai 3 đang ghi nhận tỷ lệ bỏ trống đáng kể.
Điển hình, cuối quý III, văn phòng hạng A trống tới 35,1% do nguồn cung tăng thêm từ Lotte Center Hà Nội (CBRE thống kê). Nhưng tới đầu tháng 12, ngay cả Lotte Center cũng ế tới 75% diện tích văn phòng.
Tuy vậy, nhiều nguồn đánh giá của lực lượng môi giới “nội” rất lạc quan về mức giao dịch lẫn giá trị hợp đồng thuê trong khu vực thuê mặt bằng thổ cư làm văn phòng, trụ sở kinh doanh.
Tại “chợ BĐS” Trung Hòa - Nhân Chính - đại bản doanh của nhiều nhóm, đơn vị cá nhân hành nghề dịch vụ trung gian BĐS, từ tháng 10, các “đơn hàng” của khách hàng đơn lẻ lẫn DN đều tìm về sản phẩm thổ cư… đẹp đúng nghĩa.
Cụ thể, nếu thỏa mãn các yếu tố mặt đường lớn, tiện giao thông, thuộc trung tâm các quận nội đô và chủ nhà sẵn sàng ký hợp đồng 1 năm trở lên thì khách sẵn sàng chấp nhận giá thuê cao.
“Minh họa” cho đúc kết trên, Tuấn Minh, phụ trách văn phòng môi giới tại tam giác Trần Duy Hưng - Đỗ Quang - Nguyễn Thị Định nêu ví dụ về trường hợp giao dịch ở phố Cát Linh.
Theo đó, một khách hàng DN kinh doanh sản phẩm nội thất đề nghị môi giới “săn” nhà thổ cư ở mặt đường hoặc ngõ rộng đủ 2 taxi 4 chỗ tránh nhau để đặt văn phòng đại diện.
Sau gần 1 tháng nỗ lực kèm… may mắn, Minh đã tìm được căn nhà mặt đường mặt tiền 4,5m, xây 2 tầng với tổng diện tích mặt sàn ngót 100m2. Chủ nhà rất hợp tác và hai bên đã đồng ý mức giá 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trở ngại đã xuất hiện khi khách hàng bắt gặp thông tin về GPMB liên quan tới thi công dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Mua, thuê nhà đất: Những cuộc đấu trí
Giả như giá bán chính thức vọt lên so với công bố thời gian trước thì... sợ lắm
Vẫn theo mạch kể, môi giới này cho biết trục phố Cát Linh và đầu nối thông sang đường Hào Nam đang có khá nhiều đơn hàng “treo”. Ngay cả những người “làm nghề” dịch vụ giàu kinh nghiệm nhất, chuyện thuyết phục khách xuống tiền thuê thổ cư đẹp - giá mềm ở trung tâm quận Đống Đa khó… như lên trời.
Ngoại trừ một bộ phận “cò nhà đất” làm ăn thiếu lương tâm (bưng bít thông tin với khách hàng ít hiểu biết, bắt tay với gia chủ để lừa khách ký hợp đồng thuê nhà thuộc diện giải tỏa), phần đa các môi giới đều chủ động tìm thông tin chính xác về tình trạng pháp lý căn nhà đó trước khi tư vấn cho cá nhân thuê.
“Phần nhiều các căn nhà ở diện GPMB do thuộc quy hoạch xây dựng đoạn ga đầu tuyến Cát Linh - Hà Đông chủ yếu nằm trên mặt đường Cát Linh hoặc đoạn ngõ 35 sang Hào Nam. Nhưng vì tham lam, trong thời gian chây ì di dời, nhiều chủ nhà sẽ sẵn sàng “lừa” môi giới và khách hàng để cho thuê căn nhà mình đã nhận tiền đền bù nếu có cơ hội”, môi giới tên Lê Anh chia sẻ.
Nhà đầu tư sợ hãi
Trong số các dự án NƠTM thuộc loại “hot” mới được công bố gần đây, Home City (Trung Kính) và FLC Complex 36 Phạm Hùng (Từ Liêm) nhận được sự chú ý của rất đông nhà đầu tư lẫn các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn Thủ đô.
Xuất hiện từ tháng 7, cao ốc TTTM và chung cư trung - cao cấp (do Tập đoàn FLC chính thức nắm giữ) đang nằm trong kế hoạch kinh doanh của không ít cá nhân/đơn vị thứ cấp.
Về thông số kỹ thuật, dự án của FLC hoàn toàn ổn trước thang điểm vị trí - tiện ích hạ tầng giao thông - trung tâm hành chính văn hóa mới của Hà Nội tại phía Tây. Thậm chí, Forbes phiên bản tiếng Việt còn không tiếc lời ngợi khen “hiện tượng tăng trưởng thần kỳ của FLC”.
Còn lãnh đạo CBRE Việt Nam thì nhận định: “Nếu dự án bảo đảm tiến độ như cam kết, thiết kế về diện tích, giá hợp lý thì rất thuận lợi trong khâu bán hàng”.
Lập tức, các trang mua bán BĐS trực tuyến tràn ngập nhiều tin rao bán suất tại dự án với tiền “chênh” từ 2 - 5 giá so với 23 triệu đồng/m2 mà chủ đầu tư công bố đầu tháng 8.
Cùng giai đoạn “nóng” này (giữa quý III), Tổng giám đốc FLC khẳng định chủ đầu tư chưa thông qua phương án bán hàng và thông tin trên mạng chủ yếu là giới đầu cơ tung ra để gom khách trước.
Những ngày tháng 12 này, đa số các thông tin rao bán căn hộ 36 Phạm Hùng được xuất phát từ đầu mối sàn giao dịch khá uy tín (Venusland là một điển hình). Xa hơn, tháng 10, tháng 11, số lượng những thông báo “Chủ đầu tư mở bán đợt 1 với 50 căn chung cư FLC Complex” nhiều… bạt ngàn. Giá cả thì khá nhiều tham số: 23 triệu đồng/m2 cả VAT, 24 triệu đồng/m2 hay bí ẩn hơn là “thỏa thuận”…
Hiện tượng trên không có gì bất thường và sai pháp luật, bởi đó là vận động vốn dĩ lâu nay của thị trường thứ cấp, của lực lượng đầu cơ chuyên “đánh nhanh - rút gọn”.
Chỉ ngạc nhiên rằng tâm thế “kiến bò chảo lửa” đang định hình rõ rệt. Theo nguồn tin riêng của người viết, nhiều cá nhân/đơn vị đầu tư rất... sốt ruột về thời điểm mở bán chính thức của dự án này.
“Chủ đầu tư hẹn mở bán trong tháng 12. Nay đã gần kề, lại vướng dịp Tết Dương lịch và Giáng sinh. Rất nhiều người đã sẵn sàng tiền để đặt cọc từ đầu tháng, nhưng DN vẫn án binh bất động. Giả như giá bán chính thức vọt lên so với công bố thời gian trước thì... sợ lắm”, ông T, nhà đầu tư kiêm lãnh đạo một sàn giao dịch nhìn nhận.
Đông Hưng (Thời báo Kinh Doanh)

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Người nước ngoài sở hữu nhà Việt Nam?

Hiện tại tôi có người bạn nước ngoài, quốc tịch Mỹ và đang sinh sống ở Mỹ, anh đang có dự định mua nhà hay chung cư ở Việt Nam.
Nhờ Luật sư tư vấn trường hợp này có được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam? Điều kiện và thủ tục như thế nào?
Tôi cảm ơn.
tuoi.htt@...
Luật sư Nguyễn Văn Đàm – Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:
Theo Nghị quyết 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: 
(i) cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó; 
(ii) cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định; 
(iii) cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; 
(iv) Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam. 
Về điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng người nước ngoài được quyền mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nêu trên phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ quy định nêu trên, nếu người bạn nước ngoài của bạn thuộc một trong các đối tượng được quyền mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và đáp ứng điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam như đã nêu trên thì được quyền mua nhà ở tại Việt Nam.
Về thủ tục mua bán nhà ở, việc mua bán nhà ở được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp mua nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở thì bên bán có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên mua; trường hợp mua nhà ở của cá nhân thì trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do hai bên thoả thuận. Các bên có trách nhiệm thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Lưu ý: Kể từ ngày 01/7/2015 (ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) thì riêng đối tượng là cá nhân  nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và điều kiện yêu cầu đối với đối tượng này sẽ được mở rộng và lới lỏng hơn  so với quy định pháp luật hiện  hành. Cụ thể,  cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đáp ứng điều kiện sau đây thì được quyền mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: 
(i) cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 và pháp luật có liên quan; 
và (ii) cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, đáp ứng điều kiện có giấy tờ liên chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của luật Việt Nam. 
(cafeland)

Xây quá số tầng, bị phạt bao nhiêu?

Thanh tra xây dựng quận xuống lập biên bản và gửi cho UBND phường ra quyết định ngưng thi công và buộc tháo gỡ trong 3 ngày.
Vậy cho tôi hỏi: Khi lập biên bản không có chủ nhà ký thì có đúng luật không, cơ quan nào được quyền ra quyết định tháo dỡ? Nếu phạt thì phạt mức nào?
Xin cảm ơn!
vanhung2506@...
Luật sư Nguyễn Văn Đàm – Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:
Theo quy định pháp luật hiện hành, khi công trình xây dựng bị Thanh tra viên xây dựng hoặc cán bộ quản lý xây dựng cấp xã lập biên bản ngừng thi công xây dựng,  nếu chủ đầu tư vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì biên bản ngừng thi công xây dựng đã lập vẫn có giá trị thực hiện (Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007).
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc Thanh tra xây dựng tiến hành lập biên bản ngừng thi công xây dựng không có chủ nhà ký thì vẫn phù hợp với quy định pháp luật. Về thẩm quyền ra quyết định tháo dỡ, theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch UBND cấp xã là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý (Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007), Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng (Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007). Như vậy, trong trường hợp nhà của bạn được UBND cấp quận cấp phép xây dựng thì Chủ tịch UBND cấp quận là người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với phần công trình xây sai phép.
Về mức phạt vi phạm, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (điểm b Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013).

Làm sao để mua đất đúng giá

Chúng tôi nhận được 2 câu hỏi với nội dung " làm sao để mua đất đúng giá " : 

1- Tôi đang có ý định chuyển về quê vợ sinh sống tại Hà Tĩnh và muốn mua đất làm nhà tại đây. Nếu muốn mua đất của người dân trong làng ở vùng nông thôn thì tôi có thể tham khảo bảng giá đất ở đâu?
2- Tôi có nghe người  ta nói cứ đến xem đất, họ đưa giá, nếu mình thấy được thì trả giá rồi mua. Nhưng thực tế tôi không biết giá người bán đưa ra có căn cứ vào đâu, tôi vẫn lo mình mua đắt không đúng giá

Trả lời: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:
Trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại song song hai loại giá: giá đất thị trường và giá đất do nhà nước quy định.
Về giá đất do Nhà nước quy định
Khoản 1, 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định:
“1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.”
Hiện nay, như vậy, giá đất do Nhà nước quy định được thực hiện theo Quyết định về ban hành Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh và được sử dụng làm căn cứ cho các trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 nêu trên.
Về giá đất thị trường :
Giá đất thị trường là giá đất áp dụng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất được thực hiện giữa những người có quyền sử dụng đất và người nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định: “3. Giá đất phổ biến trên thị trường là mức giá xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các giao dịch đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất xác định từ chi phí, thu nhập của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy, giá đất thị trường được hiểu là mức giá phổ biến trong giao dịch đối với những thửa đất có cùng mục đích sử dụng, tại một khu vực, trong một khoảng thời gian và không có quy định cụ thể trong văn bản pháp luật của nhà nước.
Bạn có thể tham khảo giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương.
(Cafeland)

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II

Nằm ở vị trí trung tâm TP.Vũng Tàu, Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II có vị trí đắc địa với “lưng tựa đồi, mặt hướng ra biển”. Bao quanh khu biệt thự là 3 trục đường lớn: Thi Sách, 3 tháng 2, Nguyễn An Ninh cùng tuyến đường liên thông Vũng Tàu - TP.HCM.

Quy mô dự án:


  • Diện tích dự án: 14,3 ha
  • Diện tích đất ở: 74.456 m2.
  • Phát triển 159 nền biệt thự, nhà vườn với diện tích từ 300m2 -1000 m2.
  • Diện tích đất dịch vụ du lịch, giải trí: 22.248 m2.
  • Diện tích cây xanh: 12.283 m2
  • Diện tích đất giao thông: 34.449 m2
Các căn biệt thự có kết cấu 1 trệt 2 lầu.
Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II
Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II dành 22.248 m2 đất cho dịch vụ du lịch, giải trí và 12.283 m2 đất dành cho cây xanh, phần diện tích còn lại là đường giao thông.
Ngoài ra, các căn biệt thự đều gần kề những tiện ích như trường học, trung tâm thương mại, khu thể thao đa năng, khu vui chơi giải trí,…
Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II

Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II do Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HODECO) làm chủ đầu tư. Dự án hiện đang được thi công phần móng và các căn biệt thự mẫu.
Hiện các lô đất nền biệt thự Đồi Ngọc Tước II đang được chào bán trên thị trường với mức giá từ 15  triệu/m2.
Hiện Hodeco đang chào bán đợt 1 với số lượng 20 nền có diện tích từ  280,8 m2  đến  567,5 m2

Thông tin nhanh dự án:
Dự án: Khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II
 Tổng diện tích: 14,3ha
Vị trí: Đường 3 tháng 2, phường 8, Tp.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu
 Tổng vốn đầu tư:
Loại hình: Đất nền biệt thự
 Ngày khởi công:
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HODECO)
Năm hoàn thành: Đang thi công
Thông tin từ CafeLand 

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Chính sách “vực” thị trường bất động sản

Không quá khi cho rằng những khởi sắc hiếm hoi của thị trường bất động sản thời gian qua có bóng dáng của các chính sách mới. Trong đó có những chính sách còn gây tranh cãi, nhưng cũng có những chính sách đã được chờ đợi nhiều năm qua.

Được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Với Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/04/2014 giữa Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, lần đầu tiên quy định đã được nêu ở Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) và các nghị định hướng dẫn thi hành đã chính thức đi vào thực tiễn. Nói là chính thức bởi hoạt động thế chấp này trước đó vẫn được thực hiện dưới hình thức góp vốn, ứng vốn, gây rủi ro cho khách hàng và đặt chủ đầu tư BĐS trước rủi ro vi phạm pháp luật.
Theo đó, từ ngày 16/6/2014, trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp (DN) kinh doanh BĐS thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì DN phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (rút bớt tài sản thế chấp) trước khi bán nhà ở trong dự án đó cho tổ chức, cá nhân. Bên thế chấp chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại một tổ chức tín dụng để vay vốn mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng của DN.
Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai đang được thế chấp theo quy định tại Thông tư này thì không được tiếp tục thế chấp theo hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở đó. Hợp đồng thế chấp phải được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
“Nới” quy định cho người nước ngoài mua nhà
Hai đạo luật quan trọng liên quan đến thị trường BĐS được Quốc hội thông qua tháng 11/2014 là Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), trong đó Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép bán nhà cho cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam với số lượng không quá 30% số căn hộ trong một tòa chung cư, hoặc không quá 250 nhà/phường.
Nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà là điều mà nhiều doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia đề xuất nhiều năm, kèm theo đó là các bản đánh giá tác động xã hội, các đề xuất chính sách. Với quy định này, các chuyên gia cho rằng thời gian tới, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc với nguồn kiều hối và ngoại tệ “đổ” vào thị trường BĐS đang trầm lắng nhưng lại vô cùng hấp dẫn.
Cho phép phân lô bán nền
Theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV được Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ ban hành nhằm hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển xây dựng, từ ngày 5/1/2014, hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất trong khu đô thị để tự xây dựng nhà ở… Theo đó, khu vực đã đầu tư hạ tầng được chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà có thể là phần đất thuộc nhiều dự án, một dự án hoặc một phần trong dự án.
Các lô đất được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất để người dân tự xây dựng nhà ở không thuộc các vị trí nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị. Hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó, trong năm, nhiều chính sách quan trọng khác cũng được ban hành như tăng thời gian vay vốn ưu đãi gói 30.000 tỷ đồng lên 15 năm, tăng mức phạt không làm sổ đỏ, đơn giản hóa thủ tục làm sổ đỏ…
Theo Bách Nguyễn- cafef